Chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Hàn
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là một trong số những ngành ngôn ngữ khá phổ biến ở nước ta hiện nay, cùng với sự hợp tác về kinh tế, xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã mở ra nhu cầu về nguồn nhân lực dồi dào cho các công ty doanh nghiệp. Vậy học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc sẽ giúp bạn tiếp cận gần hơn với một môi trường làm việc hiện đại, một nghề nghiệp hấp dẫn lương cao.
Mục lục
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Ngành ngôn ngữ Hàn đang được đông đảo các bạn trẻ quan tâm. Ngành ngôn ngữ Hàn sẽ được nghiên cứu về các phương pháp, các kỹ năng giao tiếp, làm việc. Đồng thời, cũng cung cấp thêm kiến thức về con người, văn hóa xã hội, đất nước Hàn Quốc, giúp sinh viên hiểu rõ về ngành học để áp dụng vào với thực tiễn công việc.
Sinh viên học học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc được tìm hiểu thêm về Ngôn ngữ Hàn Quốc, về cách nói, cách phát âm, vốn từ vựng cần có, cấu trúc ngữ pháp… để sinh viên có thể nghe – nói – đọc – viết bằng tiếng Hàn Quốc trong giao tiếp và công việc… Theo học ngành này, tất cả sinh viên được trang bị thêm những kỹ năng quan trọng cho sau này đó là: giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, thương lượng, dịch thuật, biên dịch, làm việc nhóm, quản lý trong ngành tài chính, thương mại.
Bên cạnh đó, ngành ngôn ngữ Hàn được xem là ngành còn tạo cơ hội cho sinh viên được tham gia trực tiếp vào các hoạt động giao lưu văn hóa Việt – Hàn, thực hành nghe – nói tiếng Hàn cùng người Hàn nhằm mục đích trao đổi kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm học tiếng Hàn.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Hàn do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Sau đây hãy tìm hiểu ngành này tại Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
I |
Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 9 đến số 11) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng – an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
12 | Địa lý đại cương |
13 | Môi trường và phát triển |
14 | Thống kê cho khoa học xã hội |
15 | Toán cao cấp |
16 | Xác suất thống kê |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 | Bắt buộc |
17 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
18 | Nhập môn Việt ngữ học |
III.2 | Tự chọn |
19 | Tiếng Việt thực hành |
20 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
21 | Logic học đại cương |
22 | Tư duy phê phán |
23 | Cảm thụ nghệ thuật |
24 | Lịch sử văn minh thế giới |
25 | Văn hóa các nước ASEAN |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 | Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa |
IV.1.1 | Bắt buộc |
26 | Ngôn ngữ học tiếng Hàn 1 |
27 | Ngôn ngữ học tiếng Hàn 2 |
28 | Đất nước học Hàn Quốc 1 |
29 | Giao tiếp liên văn hóa |
IV.1.2 | Tự chọn |
30 | Ngữ dụng học tiếng Hàn |
31 | Ngôn ngữ học đối chiếu |
32 | Hình thái học tiếng Hàn |
33 | Hán tự tiếng Hàn |
34 | Ngôn ngữ học xã hội |
35 | Văn học Hàn Quốc 1 |
36 | Đất nước học Hàn Quốc 2 |
37 | Văn học Hàn Quốc 2 |
38 | Văn hóa các nước Châu Á |
IV.2 | Khối kiến thức tiếng |
39 | Tiếng Hàn 1A |
40 | Tiếng Hàn 1B |
41 | Tiếng Hàn 2A |
42 | Tiếng Hàn 2B |
43 | Tiếng Hàn 3A |
44 | Tiếng Hàn 3B |
45 | Tiếng Hàn 4A |
46 | Tiếng Hàn 4B |
47 | Tiếng Hàn 3C |
48 | Tiếng Hàn 4C |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Định hướng chuyên ngànhTiếng Hàn Quốc Phiên dịch |
V.1.1 | Bắt buộc |
49 | Lý thuyết dịch |
50 | Phiên dịch |
51 | Biên dịch |
52 | Phiên dịch chuyên ngành |
53 | Biên dịch chuyên ngành |
54 | Kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch |
V.1.2 | Tự chọn |
V.1.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
55 | Dịch nâng cao |
56 | Phân tích đánh giá bản dịch |
57 | Dịch văn học |
58 | Dịch phim Hàn Quốc |
59 | Dịch văn bản tin tức báo chí |
V.1.2.2 | Các môn học bổ trợ |
60 | Tiếng Hàn kinh tế – thương mại |
61 | Tiếng Hàn tài chính – ngân hàng |
62 | Tiếng Hàn quản trị – kinh doanh |
63 | Tiếng Hàn Du lịch- khách sạn |
64 | Tiếng Hàn y học |
65 | Tiếng Hàn luật pháp |
66 | Tiếng Hàn hành chính – văn phòng |
67 | Tiếng Hàn văn hóa – nghệ thuật |
68 | Tiếng Hàn kiến trúc – xây dựng |
69 | Tiếng Hàn công nghệ thông tin |
V.2 | Định hướng chuyên ngành Hàn Quốc học |
V.2.1 | Bắt buộc |
70 | Phiên dịch |
71 | Biên dịch |
72 | Lịch sử Hàn Quốc |
73 | Nhập môn xã hội Hàn Quốc |
74 | Kinh tế – Chính trị Hàn Quốc |
75 | Hàn Quốc học 1 |
V.2.2 | Tự chọn |
V.2.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
76 | Tìm hiểu văn hoá truyền thống Hàn Quốc |
77 | Văn hoá Hàn Quốc và Hanlyu (làn sóng Hàn Quốc) |
78 | Văn hoá giao tiếp Hàn – Việt |
79 | Văn hoá kinh doanh Hàn Quốc |
80 | Văn học Hàn Quốc |
V.2.2.2 | Các môn học bổ trợ |
81 | Nhập môn Luật Hàn Quốc |
82 | Kĩ năng phân tích và xử lý thông tin |
83 | Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên |
84 | Nhập môn tiếng Hàn chuyên ngành |
85 | Hàn Quốc học 2 |
V.3 | Định hướng chuyên ngành Tiếng Hàn Quốc-Du lịch |
V.3.1 | Bắt buộc |
86 | Phiên dịch |
87 | Biên dịch |
88 | Tiếng Hàn Du lịch – khách sạn 1 |
89 | Quản trị kinh doanh lữ hành |
90 | Quản trị kinh doanh khách sạn |
91 | Nhập môn khoa học du lịch |
V.3.2 | Tự chọn |
V.3.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
92 | Tiếng Hàn du lịch – khách sạn 2 |
93 | Địa lý văn hoá du lịch Hàn Quốc |
94 | Kinh tế du lịch Hàn Quốc |
95 | Tìm hiểu văn hoá truyền thống Hàn Quốc |
96 | Lịch sử Hàn Quốc |
V.3.2.2 | Các môn học bổ trợ |
97 | Chuyên đề nghệ thuật Hàn Quốc |
98 | Văn hoá kinh doanh Hàn Quốc |
99 | Tiếng Hàn hành chính – văn phòng |
100 | Nghiệp vụ khách sạn cơ bản |
101 | Nghiệp vụ lữ hành |
102 | Giao tiếp lễ tân |
V.4 | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
103 | Thực tập |
104 | Khóa luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn của IV hoặc V |
Theo Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Các khối thi vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có mã ngành 7220210, xét tuyển tổ hợp môn sau:
D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm 2018 đối với trường Đại học Sư phạm TP. HCM xét theo học bạ là 27.55 điểm.
Đối với những trường đại học xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia dao động từ 19 – 21.71 điểm.
Riêng trường Đại học Hà Nội điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là 33 điểm tính theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc (môn ngoại ngữ được tính hệ số 2).
Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ở trường nào thì hãy tham khảo các trường đại học sau:
- Đại học Hà Nội
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Thăng Long
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
Lời kết, thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn ngành ngôn ngữ Hàn học những môn gì? chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Hàn như thế nào?Từ đó hãy cố gắng lên kế hoạch học tập sao cho phù hợp nhất với bản thân mình, để đạt được kết quả cao nhất!