Ngành bác sĩ thú y – ngành dễ xin việc nhất

Cập nhật: 13/11/2020
Cỡ chữ

Ngành Thú y theo đánh giá của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao. Ngành Thú y nằm trong top những ngành dễ xin việc nhất trong những năm tới. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này, hãy tham khảo thông tin tổng quan về ngành Thú y qua bài viết dưới đây.

Ngành bác sỹ thú y

Tìm hiểu ngành bác sỹ thú y

Tìm hiểu về ngành bác sỹ Thú y

Ngành bác sỹ Thú y (tiếng Anh là Veterinary Medicine) là ngành đào tạo, nghiên cứu năng lực chuyên môn về thú y, khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán và phòng trị bệnh cho chăn nuôi. Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi.

Thú y và khoa học thú y phối hợp với các ngành y tế, sinh học trong sản xuất và kiểm định vacxin, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn quỹ gen… Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. 

Chương trình đào tạo ngành bác sỹ thú y 

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Thú y trong bảng dưới đây.

AKiến thức GDĐC
ICác học phần bắt buộc
1Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin
2Tư tưởng HCM
3Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
4Tiếng Anh HP1
5Tiếng Anh HP2
6Tiếng Anh HP3
7Tiếng Anh HP4
8Tin học đại cương
9Hóa phân tích
10Sinh học đại cương
11Xác suất thống kê
12Pháp luật đại cương
13Sinh học phân tử
14Sinh học động vật
15Giáo dục thể chất
16GD quốc phòng
IICác học phần tự chọn
17Kỹ năng giao tiếp
18Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
19Sinh thái nông nghiệp
20Quản lý trang trại
21Quản trị bán hàng
BKiến thức GDCN
IKiến thức cơ sở ngành
I.1Các học phần bắt buộc
22Giải phẫu động vật
23Tổ chức và phôi thai học
24Sinh lý động vật
25Dinh dưỡng động vật
26Dược lý thú y
27Dược liệu thú y
28Vi sinh vật thú y
29Miễn dịch học
30Hoá sinh đại cương
31Di truyền động vật
32Ứng dụng công nghệ sinh học trong thú y
33Thực tập dược thú y
I.2Các học phần tự chọn
34Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
35Marketing căn bản
36Kinh tế nông nghiệp
37Khuyến nông
38Sinh hóa động vật
39Tiếng Anh chuyên ngành
IIKiến thức ngành
II.1Các học phần bắt buộc
40Bệnh lý học thú y
41Phương pháp thí nghiệm vật nuôi
42Độc chất học
43Chẩn đoán bệnh thú y
44Bệnh truyền nhiễm thú y
45Thực hành Bệnh truyền nhiễm thú y
46Ngoại khoa thú y
47Ký sinh trùng thú y
48Bệnh nội khoa thú y
49Bệnh sản khoa
50Luật thú y
51Vệ sinh thú y
52Dịch tễ học thú y
53Giải phẫu bệnh
54Thực hành thú y cơ sở
55Chăn nuôi lợn
56Chăn nuôi gia cầm
57Chăn nuôi trâu bò
58Thực hành thú y trang trại
59Công nghệ sinh sản
60Kiểm nghiệm thú sản
II.2Các học phần tự chọn
61Thức ăn chăn nuôi
62Bệnh dinh dưỡng
63Chọn và nhân giống vật nuôi
64Bệnh chó mèo
65Bệnh thú hoang dã
66Vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật
67Quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc
CThực tập nghề nghiệp
68Thực tập Nghề nghiệp 1
69Thực tập Nghề nghiệp 2
DTốt nghiệp
70Khóa luận tốt nghiệp

Theo Đại học Lâm nghiệp

Các khối thi vào ngành Thú y 

Ngành bác sỹ thú y

Ngành bác sỹ thú y – ngành dễ xin việc làm

Mã ngành: 7640101

Ngành Thú y xét tuyển đầu vào bằng các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D08: Toán – Sinh học- Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
  • D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh

Cơ hội việc làm ngành Thú y

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành bác sỹ Thú y, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau:

  • Phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa;
  • Những công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;
  • Tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;
  • Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y;
  • Cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản;
  • Các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái;
  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành;

Như vậy thông qua bài viết này các bạn có thể nắm rõ ngành bác sỹ thú y học những gì, tuyển sinh khối nào và cơ hội việc làm ra sao. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin cần thiết cho các bạn! 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN


THÔNG TIN THÍ SINH

NGÀNH XÉT TUYỂN

-

+ CAO ĐẲNG TIẾNG ANH

+ CAO ĐẲNG TIẾNG NHẬT

+ CAO ĐẲNG TIẾNG HÀN

+ CAO ĐẲNG TIẾNG TRUNG

+ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

+ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

+ ĐIỀU DƯỠNG

+ THÚ Y

Tags
icon-goi-vxt
096.952.8680