Tại sao ngày càng có nhiều thí sinh không “mặn mà” với trường Đại học

Cập nhật: 05/07/2019
Cỡ chữ

Từ 2017 đến nay, số lượng học sinh lớp 12 đăng ký thi tuyển vào các trường Đại học ngày càng giảm sút. Đây là một thực trạng đáng lo ngại. Phải chăng môi trường Đại học đã không còn đủ hấp dẫn đối với người trẻ nữa? Vậy liệu có còn con đường nào khác để thành công không?

Tình trạng hàng loạt thí sinh “từ chối” cánh cửa Đại học 

Dựa trên thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào Đại học thì năm 2019 giảm rất mạnh, thấp hơn nhiều so với 2018, 2017 và nhiều năm về trước. 

Cụ thể, hiện nay, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2019. Trong đó, có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển Đại học, và có 279.001 bạn dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT. Lúc này, tỉ lệ không thi Đại học chiếm đến 27,8%. Con số này trong năm 2018 là 25.7% và 2017 là 25%. Tại sao số lượng học sinh không còn “mặn mà” với các trường Đại học lại tăng lên nhiều như vậy?

Vì sao ngày càng nhiều học sinh không thi Đại học?

Cánh cửa Đại học là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, hiện nay cũng không ít người từ chối con đường này để đi theo một lựa chọn khác. Vậy vì sao mà tỷ lệ này ngày càng cao?

Tỷ lệ người có bằng Đại học thất nghiệp đang tăng dần

Theo một báo cáo, trong quý IV/2018, ở nhóm có trình độ Đại học trở lên, số người thất nghiệp là 135.800 người; nhóm trình độ trung cấp là 68.800 người; nhóm trình độ cao đẳng, có 81.400 người thất nghiệp… Còn năm 2017, cả nước có hơn 215 nghìn người có trình độ “đại học trở lên” thất nghiệp.

Theo lời PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh – Giảng viên Đại học Ngoại Thương cho biết: “”Tôi nhận thấy là những bạn đạt điểm cao khi vào trường thì khi ra ngoài đời không hạnh phúc lắm. Những bạn là thủ khoa sau bao nhiêu năm tốt nghiệp ra trường không đạt vị thế cao, cũng không phải là những người giàu có về tiền bạc.

Những người mang tiếng học giỏi hiếm khi có đam mê vì ở Việt Nam học giỏi là nhắc lại lời của người khác, sau 18 năm chỉ biết nhắc lại lời của người khác nên khi vào đại học lại không biết nói nên lời của chính mình như thế nào.”

Giá trị tấm bằng đại học đang bị phóng đại hóa

Đối với nhiều người, học Đại học hiện nay giống như một hình thức bắt buộc. Theo ông Chris Jeffery – Giám đốc học vụ – Đại học Anh Quốc Việt Nam chia sẻ rằng: “Học sinh Việt Nam có nhiều thiệt thòi hơn sinh viên ở nước ngoài, họ không có sự tự lập từ sớm, không tự đưa ra ý kiến của mình hoặc chọn ngành nghề dựa trên sự tư vấn tổng hợp của quá nhiều người. Khi học xong cấp 3 chọn trường Đại học, họ phải nghe theo tư vấn của gia đình, thầy cô, họ hàng, hàng xóm, bạn bè mà không có chính kiến riêng.”

Qua những thông tin trên đã cho thấy một phần lý do vì sao các bạn trẻ lại dần từ chối cánh cổng Đại học. Đây là một lựa chọn mạo hiểm nhưng không phải là tiêu cực, bởi nếu có sự chuẩn bị tốt lẫn hẫu thuận, ủng hộ từ gia đình, các bạn vẫn có thể thành công.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN


THÔNG TIN THÍ SINH

NGÀNH XÉT TUYỂN

-

+ CAO ĐẲNG TIẾNG ANH

+ CAO ĐẲNG TIẾNG NHẬT

+ CAO ĐẲNG TIẾNG HÀN

+ CAO ĐẲNG TIẾNG TRUNG

Tags
Liên hệ
icon-goi-vxt
096.952.8680